Top Ad unit 728 × 90

Khói bếp - Sát thủ thầm lặng của con người

Người tiếp xúc lâu ngày với khói bếp do đốt củi, rơm rạ, than đá hoặc các chất phát sinh trong quá trình chế biến... có thể bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, mắt,… nguy hiểm hơn là mắc ung thư phổi. Trên thế giới, ô nhiễm do khói bếp là vấn đề sức khoẻ chỉ xếp sau suy dinh dưỡng, AIDS, hút thuốc lá và ô nhiễm nguồn nước.
Khói bếp công nghiệp phát sinh từ các nhà hàng và bếp công nghiệp
Khói bếp công nghiệp phát sinh từ các nhà hàng và bếp công nghiệp
Khói bếp chứa nhiều chất độc
Theo các chuyên gia hô hấp, vấn đề này ngày càng nghiêm trọng bởi các nhà hàng, các bếp ăn công nghiệp đang ngày được mở rộng cả về quy mô và số lượng để đáp ứng nhu cầu của người dân và sự phát triển của nền kinh tế đô thị. Vào năm 2015, ước tính có gần 2/3 trường hợp tử vong ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có liên quan từ khói bếp công nghiệp. 
Một số nghiên cứu cho thấy việc hít thở khói bếp làm tác động đến hệ miễn dịch. Cụ thể, những hydrocarbon thơm đa vòng – đặc biệt là benzo [a] pyrene, hiện diện số lượng lớn trong khói bếp - gây ức chế hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Benzo [a] pyrene, bản chất là chất sinh ung thư, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi và những dạng ung thư khác. Nhưng nó còn chứa nhiều chất khác có thể làm giảm sự vận chuyển khí oxy trong máu. Tiếp xúc với khói bếp quá nhiều còn gây tổn thương tinh thể mắt.
Khói bếp làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh lao
Khói bếp và bệnh lao là vấn đề khá mới mẻ. Trong chuyến tìm hiểu về các dịch bệnh mới phát sinh và trỗi dậy ở châu Á – Thái Bình Dương vừa qua, theo Vinod Mishra, thành viên chương trình nghiên cứu của East-West Center (EWC), khói bếp làm tăng nguy cơ nhiễm lao vì nó làm giảm sự đề kháng với nhiễm trùng ban đầu và thúc đẩy vi khuẩn lao tiềm tàng trong người “thức dậy” gây bệnh. Một nghiên cứu của EWC ở Ấn Độ, quốc gia có một nửa số người trưởng thành nhiễm lao và 500.000 người tử vong hàng năm vì bệnh này, điều này xảy ra bởi sự tạc động rất lớn từ khói bếp công nghiệp  của đáng nước đang phát triển mạnh mẽ này.
Người ta cũng ước tính một nửa số người lớn mắc bệnh lao ở Ấn Độ có liên quan đến khói bếp. Tại nước ta, vai trò của khói bếp trên bệnh lao chưa được biết nhiều, ngay cả những bác sĩ chuyên chữa bệnh này. Nhưng theo bác sĩ Đỗ Thị Tường Oanh, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, khói bếp là tác nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người không hút thuốc lá.
Xử lý khói bếp – Điều cần thiết và bắt buộc.
Hệ thống xử lý khói bếp công nghiệp
Hệ thống xử lý khói bếp công nghiệp
Ngày nay, các yêu quy chuẩn nhà nước bắt buộc đối với các hệ thống bếp công nghiệp đã được áp dụng, nhằm hạn chế tối đa sự tác động của khói bếp đến con người và môi trường. Các hệ thống xử lý khói bếp đã được sử dụng trong hầu hết tất cả các nhà hàng, khách sạn,… Một hệ thống xử lý khói bếp cũng đòi hỏi các yêu cầu kĩ thuật cao, để xử lý được hầu hết các thành phần gây hại trước khi được thải ra môi trường. 
Lọc tĩnh điện – Giải pháp xử lý khói bếp hiệu quả.
Máy lọc tĩnh điện xử lý khói bếp
Máy lọc tĩnh điện xử lý khói bếp
Lọc tĩnh điện ra đời là một giải pháp tối ưu trong việc xử lý khói bếp, mang lại hiểu quả cao giảm thiểu các tác động tới con người và môi trường đồng thời giá thành phải chăng phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Lọc tĩnh điện sử dụng phương pháp phóng điện cao thế giữa các điện cực được lắp cố định trong máy lọc tĩnh điện. Khi luồng khói đi qua, các hạt bụi, mồ hóng, khói và các hạt dầu li ti,… sẽ bị nhiễm điện trở thành các hạt mang điện tích âm hoặc dương và sẽ bị giữ lại bởi các điện cực trái dấu theo nguyên lý lực hút điện trường. Quá trình này sẽ sử lý được toàn bộ khói bếp được phát thải trong quá trình chế biến. Quá trình xử lý bằng máy lọc tĩnh điện xong, khí đi ra ngoài sẽ là không khí sạnh, hoàn toàn vô hại đối với con người và môi trường.
Khói bếp - Sát thủ thầm lặng của con người Reviewed by Ngân Vũ on tháng 7 27, 2020 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Tác giả VUXCEO

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.