Top Ad unit 728 × 90

5 chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời cơ bản, ai cũng cần biết.

Ô nhiễm không khí ngoài trời ngày càng trở nên nghiêm trọng với sự góp mặt của nhiều chất khí độc hại. Hệ sinh thái sẽ phải chịu những tác động lớn hơn nếu chúng ta không có biện pháp ngăn ngừa và cải thiện nguồn phát thải kịp thời.
Mỗi ngày, mỗi cá nhân hít thở 23.000 chất khí khác nhau. Chúng có thể đến từ không gian văn phòng, trong xe hơi, trên đường, hay bất kỳ đâu mà bạn đến. Tuy nhiên, vì không thể nhìn thấy không khí cũng như các chất tồn tại nên cũng không hề dễ dàng để phát hiện và cảnh giác với các chất độc hại mà chúng ta tiếp xúc từng giờ, từng phút. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có tới 90% dân số thế giới hít thở bầu không khí không an toàn. Điều này không chỉ gây sốc mà còn là lời cảnh báo đối với mọi người, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và người có tiền sử bị bệnh hen suyễn. Vậy, trong bầu không khí chúng ta đang hít thở, chúng thực sự có gì?
Các chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời phổ biến
Ở mỗi quốc gia khác nhau có một phương pháp khác nhau để kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời trong đó, có 5 chất gây ô nhiễm cơ bản cần được xác định thường xuyên.
1. Ozone (O3)
Mô phỏng cấu tạo của phân tử ozone
Hình ảnh phân tử Ozone
Luồng khói bốc lên từ các nhà máy, xưởng sản xuất không chỉ tác động đến cơ thể của con người mà chúng còn giữ một % nhất định trong việc tạo ra khói bụi trong không gian. Ozone mặt đất còn được gọi với cái tên khác là ozone xấu. Chúng sinh ra bởi phản ứng hoá học giữa các chất hữu cơ bay hơi (VOC) nhân tạo và oxit nito dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Do đó, vào những ngày hè, nồng độ ozone trong không khí thường cao hơn so với bình thường.
Ozone mặt đất xuất hiện nhiều hơn tại các nhà máy hoá chất công nghiệp, khu vực đốt nhiên liệu.
2. Oxit Nito (NOx)
Lượng phát thải khí NOx theo khung giờ
Sự phát thải NOx theo khung giờ trong ngày
Một chất gây ô nhiễm không khí khác, chủ yếu xuất hiện ở các đô thị đó là oxit nito. Chúng không có mùi, tính phản ứng cao và dễ dàng tạo thành các hạt bụi mịn (PM) cùng ozone. Nếu đi trên đường, tới gần nhà máy điện và nơi đốt nhiên liệu khác, bạn sẽ thấy rõ điều này.
3.Carbon Monoxide (CO)
Phát thải khí COx gây ô nhiễm môi trường
Phát thải khí CO
Carbon Monoxide (CO) là chất khí không màu, không mùi nhưng lại có độc tính cao. Mặc dù chúng thường xuất hiện ở trong nhà nhưng với không khí ngoài trời, CO vẫn được liệt kê vào danh sách các chất gây nguy hiểm. 
CO thường được tìm thấy nhiều hơn trong các lò đốt nhiên liệu hoá thạch hoặc từ phương tiện giao thông hoặc máy móc hạng nặng.
4.Dioxide lưu huỳnh (SO2)
Khí thải SO2 - tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Luồng khói sản sinh từ xe tải, xe bus lớn được hình thành từ sự cháy dầu diesel. Trong luồng khói đó có chứa chất sulfur dioxide (SO2) – một dạng của oxit lưu huỳnh. Chất khí này phản ứng với các chất khác có trong không khí, tạo thành bụi mịn ở nồng độ cao.
Các nguồn sản sinh SO2 điển hình có thể kể đến như: Sự đốt nhiên liệu từ các nhà máy công nghiệp, nhà máy điện, tàu, … Ngoài ra, núi lửa cũng là một nguồn phát thải SO2.
5.Các hạt bụi mịn (PM10 và Pm2.5)
Mô phỏng kích thước của các loại bụi gây hại tới sức khỏe con người
Kích thước các loại bụi mịn ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Một hiện tượng không quá xa lạ đối với cư dân sống tại các thành phố lớn đó là sự xuất hiện của những lớp sương mù màu xám. Đám mây này không chỉ hạn chế tầm nhìn của người đi đường mà chúng còn gây ra tác động không nhỏ với thành phần chi yếu là các hạt bụi mịn (PM).
PM được định nghĩa là hỗn hợp chất rắn hoặc giọt chất lỏng trong không khí được phân chia theo kích thước. Có 2 loại PM chính và nguy hiểm nhất là PM10 (hạt bụi có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 micromet như bụi, phấn hoa, nấm mốc) và PM2.5 (Hạt bụi mịn có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 micromet).
Hạt PM xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau, nhưng phổ biến hơn cả vẫn là tại các công trường xây dựng, đường không trải nhựa, khu đô thị, … Ngoài ra, nguồn phát thải nhân tạo, bụi mịn cũng có thể hình thành từ tự nhiên.
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí ngoài trời đối với sức khoẻ con người
Khí thải sinh ra từ các nguồn phát thải khác nhau kết hợp và mang đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khoẻ của con người, đặc biệt là hạt PM, ozone. Với kích thước nhỏ bé của mình, các hạt bụi mịn dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể, đi vào máu, và các cơ quan nội tạng.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí nhưng những người bị hen, người già và trẻ nhỏ nằm trong nhóm có nguy cơ cao hơn. 
Theo các bác sĩ, dù tiếp xúc ngắn hay tiếp xúc lâu dài với chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời đều để lại hệ quả không tốt. Cụ thể như sau:
  • Tiếp xúc ngắn với các chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời có thể gây ra bệnh hen suyễn, nhịp tim không đều, các biến chứng đường hô hấp (ho, thở khò khè, khó thở, …)
  • Tiếp xúc lâu dài với các chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời có thể gây ra hoặc làm nặng hơn tình trạng hen suyễn, đau tim, suy giảm chức năng phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh về tim mạch, phổi, giảm tuổi thọ.
Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi tác hại mà chất ô nhiễm ngoài trời gây ra?
Có nhiều phương pháp khác nhau được đề cập với mục đích chính là ngăn ngừa những tác hại mà chất gây ô nhiễm ngoài trời gây ra đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, các giải pháp đơn giản và hiệu quả vẫn là giảm thiểu các hoạt động ngoài trời, sử dụng mặt nạ, khẩu trang khi ra đường hoặc đến gần những nơi có mức độ ô nhiễm cao. Ngoài ra, người dân cũng cần thường xuyên theo dõi các bản tin thông báo chỉ số chất lượng không khí (AQI) của chính phủ để có biện pháp bảo vệ bản thân phù hợp.
5 chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời cơ bản, ai cũng cần biết. Reviewed by Ngân Vũ on tháng 5 23, 2020 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Tác giả VUXCEO

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.