Top Ad unit 728 × 90

Ozone trong xử lý nước nuôi trồng thủy sản

Các trang trại nuôi thủy hải sản đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc cung cấp các loại thủy hải sản tới người tiêu dùng. Đặc biệt trong thị trường ngày nay, chúng ta không chỉ cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nước mà còn đáp ứng tới cả thị trường nước ngoài. Để cung cấp hiệu quả nhu cầu này, các trang trại nuôi cá, nuôi tôm,… phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trong ngành chăn nuôi và thực phẩm. Hiện nay, để đáp ứng số lượng lớn nhu cầu sử dụng thực phẩm của con người, các trang trại nuôi trồng thủy hải sản đang áp dụng các kỹ thuật nuôi thâm canh để nâng cao năng suất và đa dạng hóa các sản phẩm nì thế ngày càng có nhiều cá được nuôi trong cùng một thể tích bể. Tất nhiên, khi mật độ cá tăng lên, nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn và virus trong nguồn nước cũng tăng lên. Đó là lý do tại các cơ sở nuôi thủy hải sản cần vệ sinh và khử trùng bể nuôi thường xuyên.
Trang trại nuôi thủy hải sản
Trang trại nuôi thủy hải sản
Ozone là chất lý tưởng để khử trùng bể nuôi thủy sản vì khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus một cách triệt để mà không để lại bất kỳ dư lượng nào.
Ozone là một phương pháp xử lý nước nuôi trồng thủy sản hiệu quả:
Ozone oxy hóa các chất hữu cơ trong nước như mồi, thức ăn, phân cá, tôm v.v ... loại bỏ chúng khỏi bể nuôi, nâng cao chất lượng nước nuôi. 
Ozone làm giảm sự đổi màu do các chất hóa học và hữu cơ như thuốc trừ sâu hữu cơ và nitrat. 
Tác động mạnh trong hệ thống lọc và xử lý nước bể nuôi cá: là một chất tác động đến sự kết tủa của các chất hòa tan làm cải thiện hiệu quả của quá trình lọc sinh học và hạt.
Cho phép quá trình keo tụ vi chất của các chất hữu cơ
Làm mất ổn định các hạt keo không bị ảnh hưởng bởi quá trình lọc sinh học.
Khử trùng và diệt khuẩn nước hiệu quả.
Máy ozone công nghiệp sử dụng trang xử lý nước nuôi tôm.
Máy ozone công nghiệp sử dụng trang xử lý nước nuôi tôm. Nguồn HSVN Global
Lợi thế của ozone đối với nuôi thủy hải sản:
Giảm sử dụng nước do quá trình lọc và tái sử dụng.
Tốc độ tăng trưởng của thủy hải sản nhanh hơn
Giảm các bệnh truyền nhiễm qua nguồn nước
Ứng dụng được trong các quy trình xử lý khác
Hơn nữa, ozone dư thừa sẽ phân hủy thành oxy do đó không ảnh hưởng tới sức khỏe của cá hoặc những người tiêu thụ chúng sau đó.Ozone không giống như các chất khử trùng khác như clo hoặc các loại thuốc hóa học, bởi thông thường các chất này sẽ để lại lượng tồn dư trong nước vì thế sẽ cần mất thêm quá trình để xử lý lượng tồn dư này. Nếu các không xử lý lượng tồn dư này, các sản phẩm từ thủy hải sản sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và ảnh hưởng tới người sử dụng. Vì thế công nghệ ozone xử lý nước nuôi trồng thủy hải sản ra đời đã góp phần rất tích cực trong ngành này. 
Phản ứng của Ozone với Amoniac: Hỗn hợp O 3 và NH 3 dư phản ứng ở ~ 30 ° C tạo ra O 2 , H 2 O, N 2 O, N 2 và NH 4 NO 3 rắn . Nhờ phản ứng này các trong teaji nuôi thủy hải sản sẽ loại bỏ đc hầu hết các mùi khó chịu do bể nuôi gây ra.
Ozone trong xử lý nước nuôi trồng thủy sản Reviewed by Ngân Vũ on tháng 6 08, 2020 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Tác giả VUXCEO

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.